Skip to content
logo IRDM
  • TRANG CHỦ
  • VỀ CHÚNG TÔI
    • Hình thành & phát triển
    • Chức năng & nhiệm vụ
    • Chính sách chất lượng
    • Cơ cấu tổ chức
    • Giảng viên – Chuyên Gia
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
  • KHOÁ HỌC – ĐÀO TẠO
    • Khóa Học Dành Cho Sinh Viên
    • Đào tạo Nghiệp vụ Kinh doanh Dược
      • Các khóa học dành cho Trình Dược Viên (Người giới thiệu thuốc)
      • Khoá học cho First Line Manager
      • Khoá học Marketing Dược phẩm
    • Học làm cha mẹ
    • Đào tạo Doanh Nghiệp
  • TƯ VẤN – DỊCH VỤ
  • KIẾN THỨC
    • Nguồn Nhân Lực
    • Phát Triển Nghề Nghiệp
Liên Hệ

Trang chủ » Nguồn Nhân Lực » Thông tin từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM giai đoạn 2015 đến 2020-2025

Thông tin từ Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM giai đoạn 2015 đến 2020-2025

Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn về thông tin từ trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM về các dự báo nguồn nhân lực vào năm 2015 cho giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, chiến lược phát triển công nghiệp mà Nhà nước sẽ áp dụng và các ngành nghề hội nhập kinh tế cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN) sau năm 2015.

trung tam du bao nguon nhan luc
Dự báo tình hình nguồn nhân lực tại TPHCM từ 2015 đến 2020-2025

Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TPHCM đưa ra dự báo năm 2015 đến 2020-2025

Để có dữ liệu để phân tích thông tin và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực thị trường lao động tại TPHCM, trung tâm dự báo nguồn nhân lực và Thông tin Thị trường lao động HCM đã tiến hành khảo sát tình hình và mức cầu lao động tại các doanh nghiệp liên tục 5 năm từ 2009 đến 2014. Sau khi đạt mốc khảo sát là 2000 doanh nghiệp, kết quả thu được rằng bình quân mỗi tháng trung bình có:

  • 10,000 vị trí cần tuyển dụng
  • 15,000 người có đang tìm việc làm

Tiếp đến, phân tích nguồn lao động TP. Hồ Chí Minh và đưa ra dự báo nhu cầu nguồn nhân lực thị trường lao động từ trung hạn đến dài hạn và báo cáo định kỳ theo tháng, quý, sáu tháng và năm với những cách thức dự báo, phân tích và áp dụng những quy trình:

  • Dự báo định tính (Thu thập và tham khảo ý kiến chuyên gia)
  • Dự báo số bình quân trượt
  • Dự báo kinh tế lượng (Áp dung mô hình cân bằng tổng thể và mô hình kinh tế lượng)
  • Phân loại các dữ liệu và module nhằm đưa ra dự đoán về cầu lao động

Sau khi tiến hành các phương thức dự báo, kết quả thu được như sau:

Kết quả dự báo cầu lao động

Dự kiến nhu cầu lao động được đào tạo các cấp tại TPHCM trong khoảng thời gian trên nằm ở mức 270.000 vị trí cần tuyển/ năm. Cụ thể:

  • Lao động đạt trình độ Đại Học: 13%
  • Mức nhu cầu đối với lao động Cao đẳng: 15%
  • Lao động trung cấp: 35%
  • Lao động thuộc sơ cấp nghề: 20%

Đối với 4 ngành công nghiệp trọng tâm: Công nghệ thông tin – Điện tử; Cơ khí, Nhựa cao su – Hoá chất và Công nghiệp chế biến, định hướng phát triển thị trường nhân lực như sau:

du bao nguon nhan luc

Nhu cầu nguồn nhân lực đối với 9 ngành dịch vụ bao gồm: Du lịch, Giáo dục – Đào tạo, Ngân hàng – Tín dụng – Tài chính – Bảo hiểm, Y tế, Bất động sản –Kinh doanh tài sản, Thương mại, Dịch vụ viễn thông, bưu chính và công nghệ thông tin, Dịch vụ vận tải – Dịch vụ cảng – Kho bãi, Dịch vụ tư vấn, công nghệ – khoa học, nghiên cứu và triển khai.

trung tam du bao nguon nhan luc quoc gia

Ngoài 2 nhóm ngành trọng yếu trên, trung tâm dự báo nguồn nhân lực thông tin về một số ngành nghề thu hút lượng lớn nguồn lao động khác bao gồm: Marketing, Dịch vụ – Phục vụ, Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ, Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường…

trung tam du bao va phat trien nguon nhan luc

Thông tin về nhu cầu nhân lực đã được đào tạo:

du bao nguon nhan luc trong tuong lai

Ghi chú: Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên nhu cầu lao động đã qua đào tạo có trình độ Đại học – Cao đẳng – Trung cấp – Sơ cấp nghề

trung tam du bao nhu cau nhan luc tphcm

Thông qua các số liệu trên, tại thành phố HCM những năm gần đây, nguồn nhân lực có tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lẫn về trình độ chuyên môn của người lao động. Qua đó thể hiện rõ tính chất vừa thừa lao động nhưng vẫn thiếu nhân lực chất lượng cao ở các nghề liên quan đến chuyên môn như quản lý sản xuất – kinh doanh và kỹ thuật,.

Do đó, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết nghịch lý trong tình trạng nguồn lao động hiện tại, sự đồng bộ trong công tác thực hiện giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể, cho đến các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nhà nước và xã hội là điều vô cùng cần thiết.

Chiến lược áp dụng nhằm phát triển 10 ngành công nghiệp chủ yếu đến năm 2035

Trong ngày 9 tháng 6 năm 2014, Nhà nước ban hành 2 quyết định: Quyết định số 879/QĐ-TTg và Quyết định số 880/QĐ-TTg nhằm phê duyệt Quy hoạch tổng thể nền công nghiệp đến 2020 và tầm nhìn cho 2030 cùng Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025 cùng tầm nhìn cho 2035.

Quyết định Quy hoạch tổng thể

Chi tiết về những công việc, định hướng và mục tiêu đến 2020, chuẩn bị cho 2030 được đề ra trong Quy hoạch. Đặc biệt, 10 ngành công nghiệp trọng điểm được tập trung bao gồm: ngành luyện kim – cơ khí; ngành điện – điện tử, công nghệ thông tin; ngành chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm; ngành công nghiệp hóa chất; ngành sản xuất nguyên vật liệu xây dựng; ngành dệt may – da giày; ngành khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản; ngành dầu khí; ngành than.

Quy hoạch có điểm mới là tập trung hơn để phát triển 3 ngành công nghiệp bao gồm: ngành may mặc – da giày, công nghệ thông tin – điện tử, luyện kim – cơ khí. Hơn thế nữa, nỗ lực tập trung phát triển này được thể hiện qua việc xây dựng các cụm công nghiệp và khu hỗ trợ tại các tỉnh thành trải dài khắp đất nước. Gồm: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

Theo Quy hoạch, Chính phủ chia thành năm vùng lãnh thổ để phân bổ nhiệm vụ, Cụ thể:

  • Trung du Bắc bộ định hướng phát triển khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển thuỷ điện, chế biến nông sản, lâm sản và tham gia một vài dự án luyện kim.
  • Đồng bằng sông Hồng: Các ngành công nghiệp luyện kim – cơ khí, công nghiệp công nghệ cao, nhiệt điện, hoá chất được tập trung phát triển. Ngoài ra ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất các linh kiện điện tử, cơ khí, xe máy, ô tô cũng được chọn lọc phát triển.
  • Duyên hải Trung bộ: Những ngành công nghiệp liên quan đến biển vận tải được ưu tiên phát triển. Chúng bao gồm: công nghiệp đóng tàu, vật liệu xây dựng, luyện kim, chế biến hải sản và cả vận tải biển.
  • Tây Nguyên: Với tiềm năng về rừng và khoáng sản, những ngày công nghiệp như chế bến và khai thác khoảng sản, chế biến lâm sản, gỗ công nghiệp được đẩy mạnh cùng với ngành sản xuất nguyên vật liệu thi công.
  • Đông Nam bộ: đẩy mạnh ưu tiên các ngành công nghiệp khai thác dầu khí và lọc dầu và chế phẩm; phát triển ngành cơ khí, công nghệ cao, điện tử và tiếp tục nghiên cứu nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Các ngành công nghiệp trọng điểm được phát triển bao gồm: ngành chế biến các hạng mục thực phẩm xuất khẩu bao gồm thuỷ sản, nông sản; sản xuất máy hỗ trợ cho nuôi trồng, đánh bắt.

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam

Chiến lược phát triển nền công nghiệp Việt Nam được phê duyệt bởi Quyết định số 879/QĐ-TTg nhằm đạt được các mục tiêu trọng yếu sau đây:

  • Tập trung phát triển và thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại bằng cách huy động và tận dụng hiệu quả tất cả nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
  • Củng cố và phát triển chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp về kỹ năng, tính kỷ luật, chủ động và sáng tạo trong công việc.
  • Đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển và tăng tốc độ chuyển giao công nghệ đối với các lĩnh vực, ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các công nghệ tiên tiến, hiện đại ở những lĩnh vực đang ưu tiên phát triển như điện tử, năng lượng tái tạo, hoá dược, cơ khí, viễn thông và chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
  • Nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trên toàn cầu, cần phân bổ không gian công nghiệp một cách hợp lý để kết nội giữa các vùng miền, địa phương, các ngành và phát huy tốt sức mạnh liên kết này.

Ba nhóm ngành công nghiệp được Chính phủ ưu tiên lựa chọn phát triển trong chiến lược bao gồm: Điện tử – Viễn thông, Công nghiệp chế tạo – chế biến, ngành công nghiệp năng lượng mới và tái tạo.

Song song đó, Chiến lược cũng quy hoạch theo không gian và phân thành 2 vùng: vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm. Trong đó, ưu tiên phát triển 5 khu kinh tế biển và 4 vùng kinh tế trọng điểm thuộc vùng công nghiệp lõi.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (viết tắt là AEC) được thành lập và hướng dến sự tự do luân chuyển lao động giữa các quốc gia thành viên. Cam kết này vừa đem lại cơ hội nhưng cũng phát sinh thách thức lớn:

  • Cơ hội: Thị trường lao động có nhu cầu cao đối với nguồn nhân lực chất lượng
  • Thách thức: Lao động trình độ thấp cần một bài toán thích hợp.

cong dong kinh te asean

Thu nhập bình quân của cộng đồng kinh tế ASEAN là 3.100 USD/ năm, cùng với tổng quy mô GDP đạt ngưỡng 2.200 tỷ đô la. Tuy nhiên xét chi tiết hơn, GDP giữa các quốc gia thành viên có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể, thấp nhất là Campuchia và Myanmar có GDP là 1.000 USD/ năm, trong khi Singapore có thu nhập bình quân đầu người lên đến 40.000 USD/ năm. Do đó, sự luân chuyển lao động trong AEC sẽ diễn ra sôi động có thể là vì nguyên nhân này.

Ngoại thương là ngành phát triển và có một mức ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của Việt Nam. Do đó, so với các quốc gia thành viên, có thể nói chúng ta thuộc nhóm các nước có lợi nhiều hơn khi gia nhập AEC. Theo dự báo ngành Nông nghiệp chỉ có năng suất bằng một nửa so với năng suất cho các ngành vận tải, thương mại, chế biến và xây dựng. Vì vậy, tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho các ngành này một cách hiệu quả.

trung tam du bao nhan luc tphcm

Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta cũng gặp phải nhiều khó khăn về yếu tố đặc thù của lao động Việt Nam. Một số đặc điểm có thể kể đến như kỹ năng mềm bao gồm khả năng ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm… trong khi kỹ năng nghề chưa đạt. Điểm yếu này sẽ khiến người lao động Việt Nam mất đi ít nhiều khả năng cạnh tranh với các nước bạn.

Kết luận

Từ những thông tin quan trọng trên, trung tâm dự báo nguồn nhân lực cho thấy cần có những biện pháp quan tâm và cải thiện cho phần lớn người lao động Việt Nam về tác phong trong công việc, kỹ năng và ngoại ngữ. Hiện nay cộng đồng AEC đã trải qua 5 năm thành lập, Việt Nam ta đã trải qua và rút ra được nhiều bài học tích cực. Tuy nhiên, việc đầu tư vào những lao động trẻ, sinh viên là điều luôn luôn cần thiết.

Bên cạnh việc được đào tạo, mỗi cá nhân cần có sự chủ động, ham học hỏi và tiếp thu kiến thức, để từ đó nâng cao tư duy, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập song hành với đội nhóm. Ngoài ra, các bạn trẻ cần tiếp cận với các công nghệ, xu hướng hiện đại liên tục để áp dụng hiệu quả. Từ đó, nguồn nhân lực Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và quốc tế, xây dựng được một thế hệ mũi nhọn giúp phát triển đất nước.

Viện trưởng
Ths. Ds. Trần Lê Diễm Anh

Tôi là ThS. DS. Trần Lê Diễm Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn Lực Việt, với hơn 22 năm là quản lý cấp cao của các tập đoàn Dược phẩm hàng đầu thế giới và quá trình học hỏi không ngừng, cùng với quý Thầy Cô trong Viện IRDM, chúng tôi có tâm nguyện chia sẻ những giá trị này đến Bạn và đồng hành cùng Bạn trong suốt hành trình còn lại trong cuộc sống.

Facebook
Bạn đang cần tư vấn?
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nhanh các khóa học của IRDM, hãy gọi ngay cho chúng tôi nhé!
Gọi Ngay
THÔNG TIN THÊM VỀ IRDM
  • Giới thiệu
  • Giảng viên & Cố Vấn
  • Tuyển dụng
  • Blog
HỖ TRỢ NGƯỜI DÙNG
  • Chính sách & quy định chung
  • Chính sách bảo mật
  • Câu hỏi thường gặp
  • Phản hồi học viên
KHOÁ HỌC - DỊCH VỤ
  • Tư vấn nhân lực
  • Khoá học Marketing Dược
  • Giới thiệu nguồn nhân lực
BÀI VIẾT NỔI BẬT
  • Nguồn nhân lực là gì
  • Phát triển nguồn nhân lực là gì
  • Marketing dược là gì
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC VIỆT (IRDM)
  • Institute for Research & Development of Vietnam's Manpower
  • 8C Tran Huy Lieu Street, Ward 12, Phu Nhuan District, Ho Chi Minh City, Vietnam
  • Phone/ Fax: +84338706268
  • vienncptnlv@irdm.edu.vn
THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG
Thứ Hai 07:30 AM - 04:30 PM
Thứ Ba 07:30 AM - 04:30 PM
Thứ Tư 07:30 AM - 04:30 PM
Thứ Nam 07:30 AM - 04:30 PM
Thứ Sáu 07:30 AM - 04:30 PM
blank
Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn lực Việt (IRDM) - Nơi ươm mầm và khơi dậy tiềm năng của thế hệ trẻ, nâng tầm nhân lực Việt Nam.
DMCA.com Protection Status Thông báo Bộ công thương

© Copyright by IRDM 2021
Quyết định thành lập Viện số: 1111/QĐ-LHHVN ngày 01/11/2019 của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số: A – 2157 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 29/11/2019.
Logo biểu tượng chim Lạc đã được đăng ký sở hữu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN).

Facebook-f Youtube