Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học cho chúng ta thường trải qua những giai đoạn khá giống nhau. Có thể nói đây là quy luật của một đời người phải trải qua. Tương tự đó, sự nghiệp của chúng ta cũng có một quy luật phát triển. Trong bài viết này, IRDM sẽ giới thiệu đến bạn các giai đoạn phát triển nghề nghiệp để bạn tham khảo. Ngoài ra chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tại sao phải tìm hiểu về định hướng và phát triển nghề nghiệp trong các bài viết tới.
1. Mục đích của việc định hướng và phát triển nghề nghiệp
Việc nghiên cứu các giai đoạn phát triển nghề nghiệp có vai trò quan trọng đối với cả cá nhân lẫn tổ chức.
Đối với cá nhân
Khi nắm rõ các giai đoạn phát triển và nghiên cứu định hướng giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều nguồn lực bao gồm: thời gian, tiền bạc, sức khoẻ. Đó là vì khi xác định rõ ràng định hướng nghề nghiệp của bản thân:
- Bạn không phải mông lung và phân vân về tương lai. Đặc biệt, bạn có thể trả lời được câu hỏi lớn của cuộc đời “công việc nào phù hợp với mình đây?”.
- Xây dựng được một kế hoạch học tập phù hợp với lộ trình phát triển nghề nghiệp cho định hướng của bản thân.
- Bên cạnh thời gian và tiền bạc, nguồn lực sức khoẻ thường được ít quan tâm hơn. Nhưng nó lại là yếu tố ảnh hưởng đến rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Đối với tổ chức
Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, việc xác định rõ định hướng và mục tiêu phát triển nghề nghiệp giúp:
- Đưa ra những quyết định quan trọng giúp tăng độ hảo cảm của nhân viên đối với công ty. Từ đó tăng mức độ trung thành và tinh thần đóng góp của họ cho doanh nghiệp bạn.
- Quá trình đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện chất lượng và bám sát với nhu cầu của doanh nghiệp hơn.
- Xây dựng được đội ngũ tinh nhuệ và có khả năng kế thừa tốt.
- Phát hiện được những nhân tài vào đào tạo để phát triển tài năng của họ nhằm phục vụ cho công ty bằng nhiều cách.
2. Các giai đoạn phát triển nghề nghiệp
Các giai đoạn phát triển nghề nghiệp là chu kỳ nằm trong quy luật của đời người. Dưới đây, IRDM sẽ giới thiệu đến bạn những đặc điểm của từng giai đoạn để bạn hiểu hơn.
2.1. Giai đoạn phát triển (từ 0 – 14 tuổi)
Cuộc đời nghề nghiệp của mỗi người được bắt đầu với giai đoạn phát triển. Giai đoạn này kéo dài 14 năm kể từ khi chào đời đến tuổi thứ 14. Đây là giai đoạn con người chúng ta liên tục tiếp thu kiến thức từ mọi nguồn. Bao gồm: môi trường sống, gia đình, bạn bè, quan sát thế giới… Từ đó trẻ được hình thành thói quen và nhân cách và sẽ dần có những cảm nhận về công việc phù hợp đầu tiên.
2.2. Giai đoạn khám phá (từ 14 -25 tuổi)
Bắt đầu từ tuổi 15 đến khi kết thúc là 25 tuổi, giai đoạn này được gọi là khám phá vì là giai đoạn cho phép bạn thử, sai và sửa sai với nhiều công việc, nghề nghiệp. Trong quá trình thăm dò, bạn sẽ tìm kiếm được một công việc phù hợp với điểm mạnh, sở thích và khả năng của bản thân.
Tuy nhiên vẫn có bạn tiếp tục tập trung đầu tư vào học tập nhằm đạt kỹ năng chuyên sâu để phù hợp với yêu cầu công việc mà mình mong muốn. Và cũng có những bạn có nhiều khả năng hơn và duy trì được quá trình vừa học vừa làm một cách hợp lý.
Ở giai đoạn phát triển, bạn có thể mông lung, và có nhiều lựa chọn hơn. Nhưng sau khi trải qua khoảng 10 năm trong giai đoạn này, bạn cần xác định được công việc thực sự phù hợp với tư duy, khả năng và sở thích của mình. Từ đó chuẩn bị những “nguyên liệu” phù hợp cho phần tiếp theo trong các giai đoạn phát triển nghề nghiệp, giai đoạn thiết lập.
2.3. Giai đoạn thiết lập (từ 25 – 44 tuổi)
Giai đoạn thiết lập kéo dài gần 20 năm với độ tuổi từ 25 đến 44 và quyết định lớn đến chất lượng sự nghiệp của con người. Để phân tích được chi tiết hơn, các nhà nghiên cứu đã chia giai đoạn thiết lập thành 3 quãng thời gian nhỏ hơn lần lượt là giai đoạn thử thách, ổn định và khủng hoảng nghề nghiệp.
2.3.1. Giai đoạn thử thách (Từ 25 – 30 tuổi)
Ở giai đoạn thử thách, có người sẽ tiếp tục thăm dò để chắc chắn họ có thực sự phù hợp với công việc nào đó hay không. Cũng có người đã xác định được nghề nghiệp phù hợp và đang tích cực học hỏi, trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn để có tập trung phát triển để hướng tới giai đoạn ổn định.
2.3.2. Giai đoạn ổn định (Từ 30 – 40 tuổi)
Bước sang giai đoạn ổn định, chúng ta để đã vạch ra được những mục tiêu trong nghề nghiệp cụ thể. Từ đó bạn xác định được chính xác những điều kiện, công việc nào cần phải làm, phải học hỏi để đạt được những mục tiêu nghề nghiệp đó.
2.3.3. Giai đoạn khủng hoảng nghề nghiệp (từ 40 – 44 tuổi)
Thông thường, khủng hoảng nghề nghiệp sảy ra do sự tiếc nuối là chủ yếu. Tuy nhiên không phải ai cũng phải trải qua giai đoạn này. Những ai trải qua giai đoạn khủng hoảng này thường rơi vào độ tuổi từ 40 đến 44 tuổi.
Nguyên nhân của tiếc nuối là sự so sánh giữa những gì họ đạt được với những gì họ phải làm và trải qua. Tệ hơn, họ có thể nghi ngờ những lựa chọn của mình dù đã gặt hái được nhiều điều. Những người này sẽ rơi vào vòng xoáy phân vân đứng giữa việc thay đổi hay giữ nguyên công việc, sự nghiệp hiện tại.
2.4. Giai đoạn duy trì (Từ 44 – nghỉ hưu)
Những người may mắn không trải qua giai đoạn khủng hoảng bước sang giai đoạn duy trì ngay sau giai đoạn ổn định. Từ độ tuổi 44 đến khi nghỉ hưu thì không có quá nhiều sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của chúng ta. Mà đa số, mọi người thường duy trì và để tiếp tục giữ vững vị trí và phát huy khả năng của mình.
Đối với một số nhà cố vấn, các chuyên gia, thì đây là giai đoạn mang lại nhiều thành công nhất. Đó là vì những kinh nghiệm họ trải qua và đúc kết được sẽ đâm hoa kết trái.
2.5. Giai đoạn suy tàn
Bất kỳ chu kỳ nào có lúc phát triển thì cũng sẽ trải qua giai đoạn suy thoái. Các giai đoạn phát triển sự nghiệp của mỗi người cũng vậy. Đây là lúc mà sức khoẻ, trí nhớ và khả năng làm việc của chúng ta không còn đảm bảo cho công việc được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên đừng quá để tâm đến những tình trạng tiêu cực đó.
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc biết rõ hơn về các giai đoạn phát triển sự nghiệp. Để từ đó có thể áp dụng cho bản thân và tổ chức, doanh nghiệp một cách hiểu quả. Sau khi tìm hiểu về các giai đoạn nghề nghiệp, bạn cần tìm hiểu rõ hơn về nghiên cứu hướng nghiệp. Việc nghiên cứu định hướng giúp bạn xác định chính xác khả năng, sở thích cá nhân phù hợp với nghề nghiệp nào.