Số liệu Tổng cục Thống kê cho biết, tổng vốn FDI vào Việt Nam đến ngày 20-3-2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so cùng kỳ năm trước. Trong số 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong quý I -2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 4 triệu USD, chiếm 59,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…
Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Ngay cả khi đợt bùng phát dịch Covid 19 lần thứ 4 kéo dài nhiều tháng liền, hoạt động kinh tế – sản xuất bị ngừng trệ thì nhiều dự án đầu tư nước ngoài vẫn tăng ở một số địa phương, điển hình là trong tháng 5 – 2021, tỉnh Bình Dương tiếp tục là điểm đến của nhiều dự án với tổng vốn lên tới 1,3 tỉ USD, đứng thứ ba cả nước.
Theo Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) Ðào Ngọc Dung, dòng vốn FDI đã có tác động thúc đẩy sự phát triển của thị trường, năng suất cũng như thu nhập của người lao động. Cụ thể, số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp đã được gia tăng đáng kể. Số lượng lao động làm việc trong DN có vốn FDI năm 1995 mới chỉ đạt 330 nghìn người, nhưng đến năm 2019 đã lên khoảng 6,1 triệu người.
Ðáng chú ý, đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành sử dụng lao động tay nghề thấp sang các ngành sử dụng nhiều lao động chất lượng cao hơn. Theo đó, tỷ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ hỗ trợ, logistics, điện tử, cơ khí… đang gia tăng nhanh chóng.
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
Tiềm năng, cơ hội thì có nhiều, thế nhưng có nắm bắt, tận dụng được cơ hội hay không lại là câu chuyện rất khác. Nhiều năm qua, các chuyên gia đã bàn bạc, nêu rõ những ưu – khuyết điểm của nguồn nhân lực VN nói chung, đã đề xuất những chiến lược ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi không ngừng nâng cao của doanh nghiệp.
Tham khảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
Có một thực tế không thể phủ nhận là dù nguồn lao động của VN được đánh giá là “trẻ và dồi dào” với khoảng 94 triệu lao động, nhưng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu vực dù có nhiều nỗ lực cải thiện, song vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “yếu và thiếu”. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, Việt Nam xếp thứ 84/137 quốc gia về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học và xếp thứ 79/134 về năng lực đổi mới sáng tạo; kết quả đầu ra của nghiên cứu còn đứng sau khá xa so với Thái Lan và Malaysia.
Tình trạng người lao động làm việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo, cũng như với trình độ chuyên môn và tay nghề được đào tạo. Số liệu thống kê cho thấy 81,1% lao động có trình độ cao đẳng, 60,4% số lao động có trình độ trung cấp, 23,8% số lao động có trình độ đại học trở lên làm các công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng thấp hơn so với trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo (theo bằng cấp/chứng chỉ). Mặt khác, có khoảng 35,1% lao động làm các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật, /kỹ năng cao hơn so với bằng cấp của họ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xu thế hội nhập kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, lao động VN không chỉ cạnh tranh với lực lượng hùng hậu trong nước, mà còn đối diện với sự cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt với thị trường lao động giữa các nước trong khu vực Asean , Châu Á cũng như quốc tế.
Diễn đạt cách khác, trong xu hướng toàn cầu, hội nhập hóa quốc tế, việc lao động có chất lượng tràn ngập thị trường lao động Việt Nam là quy luật tất yếu. Lao động bản địa. giá rẻ không còn là “ưu thế” nữa. Trong khi đó, mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm chạm, lạc hậu so với yêu cầu thực thế khách quan…Dễ thấy nhất là với hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hằng năm cả nước có hơn hai triệu học sinh, sinh viên tốt nghiệp, nhưng tỷ lệ có việc làm lại không cao, và tỷ lệ được tuyển dụng vào những ngành “triển vọng” còn khiêm tốn hơn nữa.
Đề xuất: Nguồn nhân lực chất lượng cao là gì
Nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH có năng lực chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong kỷ luật công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.., kỹ năng khởi nghiệp. chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp và không đáp ứng nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động.
Một vấn đề nổi bật không thể không nói tới là sự mất cân bằng, sự chênh lệch giữa các vùng miền trong đào tạo nguồn nhân lực. TPHCM được coi là “trung tâm” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi đó Bình Dương, Đồng Nai, Long An lại là điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI. Tình trạng những đoàn xe lũ lượt đón chuyên gia, nhóm nhân viên hành chính, kỹ thuật từ TPHCM đi các địa phương mỗi sáng – chiều gây ít nhiều lãng phí về thời gian, sức lực, tiền bạc nên cần thiết có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực “tại chỗ”nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài những bất cập về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu vực đã được nói đi nói lại rất nhiều như yếu ngoại ngữ, thiếu kỹ năng mềm, thiếu tư duy độc lập, thói quen thụ động, dựa dẫm, ỷ lại …nguồn nhân lực Việt Nam còn đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Dinh dưỡng, chế độ tập luyện, lối sống không lành mạnh khiến cho nhiều người lao động không có sức bền, làm ít , làm hời hợt nhưng hay mệt, thường xuyên có bệnh vặt vãnh phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, người lao động còn phải đối mặt với vấn đề tích lũy, “già và bệnh” trước khi giàu khiến cho chất lượng nguồn lao động ở nhóm trung niên vốn đã nhiều hạn chế càng thêm tụt hậu.
Thiết nghĩ, trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 với sự đột phá trong lĩnh vực đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành khác lại thay đổi. Nhìn vào chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu vực, chúng ta thấy được rằng mình phải chuẩn bị sớm hơn, nhanh hơn, cập nhật hơn và theo cách tiếp cận thực tế hơn. Trong đó, sự nhận thức, nỗ lực của cá nhân, của mỗi người lao động mang tính “cốt lõi” sống còn.