“Học y dược nhưng lại đam mê sales và tiếp thị, phải làm thế nào?”
Khởi đầu bằng nghề Người giới thiệu thuốc (hay còn gọi là Trình dược viên)
Khi được vinh dự đặt bước chân đầu tiên vào cổng trường đại học, hẳn tất các bạn sinh viên y dược ai cũng không giấu nổi niềm vui, niềm tự hào, háo hức bởi mình đã xuất sắc hơn bao nhiêu sĩ tử mới có được cơ hội này…
Có thể nói rằng khi lựa chọn con đường trở thành dược sĩ, mỗi chúng ta ai cũng có hoài bão, mơ ước và dự định riêng của riêng mình… Tuy nhiên “mọi con đường đều dẫn tới thành Rome”, dù mơ ước gì đi chăng nữa, chúng ta đều có một điểm chung là làm sao để trở thành một người thành công trên lĩnh vực y dược- chăm sóc và cứu chữa người bệnh…
Câu nói “Nhất y nhì dược” đến tận bây giờ vẫn đúng vì là một dược sĩ bạn có thể rất nhiều ngã rẽ, nhiều sự lựa chọn cho con đường phát triển sự nghiệp của mình…
Là một dược sĩ hẳn bạn từng mơ mình sẽ trở thành?
“Một dược sĩ tài năng phát minh ra thuốc mới để cứu chữa cho bệnh nhân”, “Một giảng viên, giáo sư đại học tiếp tục con đường của những người thầy mà bạn vẫn ngưỡng mộ khi đang ngồi trên ghế giảng đường” hay “một doanh nhân thành đạt”, “một quan chức cỡ bự ở nhà nước”…
Thực tế rất nhiều thế hệ dược sĩ đi trước đều đạt được những thành tựu rất đáng nể phục khi hoàn thành nhiệm vụ chinh phục ước mơ của họ…
Còn bạn thì sao?
Sau khi tiếp cận một khối lượng kiến thức khổng lồ trên giảng đường đại học… Hóa dược, Hóa sinh, Vi sinh, Bệnh học, Bào chế và cả Kinh tế dược… Có bao giờ bỗng dưng bạn cảm giác mơ màng với bao câu hỏi “Tôi sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp???”, “Làm sao biết được tôi phù hợp với lĩnh vực gì???” hay không?… Có ai đó đi giữa chừng lại thấy hình như mình đang lạc lối bởi lẽ: “Học y dược nhưng lại đam mê sales và tiếp thị, phải làm thế nào?”
Hãy can đảm theo đuổi ước mơ của bạn bởi nghề dược cho bạn rất nhiều cơ hội… Quan trọng hơn bạn cần được định hướng rõ để hiểu mình muốn gì và phù hợp với con đường nào?
Trở lại câu hỏi “Nếu bạn đam mê sales hay tiếp thị mà lại học y dươc thì phải làm sao?… Thì xin được chúc mừng bạn bởi bạn có vô số cơ hội nghề nghiệp, mà tất cả đều khởi đầu bằng công việc của Người giới thiệu thuốc – hay còn gọi là Trình dược viên (TDV).
Hiểu trọn vẹn về nghề Trình dược viên (TDV):
Muốn xây tòa tháp hay biệt thư nguy nga, một cái móng vững chắc là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trình dược viên được ví như cái móng vậy…Quả thực, TDV là một nghề phổ biến và là công việc nền tảng cho bạn để có thể phát triển lên các vị trí cao hơn trong các công ty trong nước/nước ngoài hay thậm chí là trở thành một ông chủ doanh nghiệp dược trong tương lai. Vì vậy nếu bạn đam mê sales, kinh doanh hay tiếp thị hãy bắt đầu sự nghiệp với công việc tưởng chừng đơn giản này…
Vậy trình dược viên là gì? Làm thế nào để trở thành một TDV xuất sắc? Làm sao để có thể trở thành 1 ứng viên tiềm năng cho những vị trí cao hơn???
Khi bạn đi phỏng vấn vị trí trình dược viên hẳn đây là một trong những câu hỏi rất phổ biến…Ai cũng có thể trả lời được dạng như“ Trình dược viên là cầu nối giữa công ty và khách hàng, truyền đạt thông tin sản phẩm tới khách hàng và nhận thông tin phản hồi từ khách hàng về công ty, mục đích để khách hàng (bác sĩ) có đầy đủ thông tin để kê đơn cho bệnh nhân…”
Tuy nhiên để trở thành một trình dược viên giỏi, khác biệt thì không đơn giản như định nghĩa trên…Với các bạn đi làm được 1-2 năm sẽ hiểu rất rõ điều này.
Khi tuyển dụng thông thường bạn sẽ có thông tin là tuyển TDV ETC hoặc TDV OTC. Vậy chúng ta cũng nên hiểu khái niệm này để định hướng cho mình vị trí phù hợp:
- Trình dược viên OTC: Đây là thuật ngữ Over The Counter, là trình dược viên có địa bàn là các hiệu thuốc, nhà thuốc và cửa hàng. Họ chịu trách nhiệm tư vấn, giới thiệu thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc không cần kê đơn tới các cơ sở phân phối.
- Trình dược viên ETC: Đây là từ viết tắt của Ethical Drugs, là các trình dược viên có địa bàn là các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế. Công việc TDV ETC là thuyết phục các bác sĩ kê đơn thuốc cho bệnh nhân là các sản phẩm của công ty.
Rất nhiều bạn đi phỏng vấn cũng như đã đi làm đều biết những yêu cầu cơ bản của công việc TDV qua rất nhiều kênh thông tin, chúng ta có thể liệt kê một số yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất cần cho công việc này như sau:
- Kỹ năng “mềm”: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Các kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng bán hàng (selling skills), kỹ năng quản lý địa bàn
- Các phẩm chất: kiên trì, ham học hỏi, khéo léo, chịu được áp lực cao…
Một lưu ý rằng bạn cần đọc kỹ Job description (JD) hay còn gọi là mô tả công việc của vị trí mà nhà tuyển dụng đang tuyển hay ngay cả khi nhận được công việc bạn cũng cần bám sát bản mô tả công việc để bạn tập trung để phát triển bản thân phù hợp với yêu cầu của công việc đó.
Bạn vẫn thường hỏi bản thân làm sao để mình đáp ứng được các yêu cầu đó phải không?
Nếu bạn được vào công ty đa quốc gia có tiếng tăm, hãy yên tâm rằng bạn sẽ được đào tạo một cách bài bản. Nếu không được như ý muốn, bạn có thể tìm kiếm các trung tâm đào tạo nhất là nơi có người đào tạo là những người thành công trải qua nhiều vị trí trong ngành dược…Bởi vì khi ngay cả là bạn đã có kinh nghiệm trong công việc này, bạn cũng cần có người đồng hành để giúp bạn không chỉ đáp ứng được công việc mà còn hỗ trợ bạn còn vươn lên vị trí cao hơn trong tương lai…Bởi vì không phải ai cũng nhận ra được điểm yếu hay sai lầm của mình nên hơn ai hết bạn vẫn cần có tư vấn và sự định hướng đúng.
Lấy ví dụ: Rất nhiều các TDV khu vực châu Á quan niệm rằng “ Thi trường Dược Phẩm hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ. Xây dựng mối quan hệ tốt với BS để BS ủng hộ thì sẽ đạt được mục tiêu”. Nhưng thực tế thì như thế nào ? “ Trong một nghiên cứu (thực hiện bới một tổ chức độc lập): BS không thấy sự khác nhau (về độ sâu, chất lượng) trong mối quan hệ với các công ty dược cùng nhóm…
Nói như vậy không có nghĩa là mối quan hệ với khách hàng không quan trọng… mà chúng ta cần phải được trang bị rất nhiều kiến thức, kỹ năng để có thể là một trình dược xuất sắc. Theo một nghiên cứu của IMS MRS 2007.GP.DEC 2007, top 3 kỳ vọng của BS với TDV là: Hiểu và có khả năng trả lời các câu hỏi liên quan sản phẩm, trung thực trong quá trình giới thiệu sản phẩm, luôn theo tới cùng các vấn đề…Khi hiểu điều này bạn sẽ hiểu mình cần bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì cho bản thân để đáp ứng được nhu cầu BS.
Như vậy chúng ta thấy được một lần nữa tầm quan trọng của việc luôn luôn trau dồi các kỹ năng cần thiết để có thể làm tốt hơn những yêu cầu của công việc… Hãy tìm một nơi đồng hành uy tín- nơi đào tạo, chia sẻ và truyền cảm hứng cho bạn trên chặng đường làm trình dược viên.
Rất nhiều người thành công từng chia sẻ rằng, trong giai đoạn làm trình dược viên họ luôn tìm tòi học hỏi và rèn luyện các kỹ năng đã được đào tạo để áp dụng trên thực tế… Họ tâm huyết với những buổi trên field để làm call tăng kỹ năng xử lý tình huống, phát triển kỹ năng selling skills, kỹ năng quản lý địa bàn. Họ luôn xung phong làm người thuyết trình trong các buổi giới thiệu sản phẩm với khách hàng để tăng kỹ năng thuyết trình…Họ phối hợp với MKT team để cùng follow up các hoạt động trên địa bàn và cả với những KOLs …Từ những sự chăm chỉ, tận tâm với công việc đó, họ thu được những gì:
- Mối quan hệ, uy tín với khách hàng kể cả KOLs (chuyên gia đầu ngành) hay BOD (ban lãnh đạo bệnh viện)
- Phát triển tốt các kỹ năng mềm
- Họ có strategy (chiến lược) trong công việc
- Selling skills tốt…
- Kết quả tốt: thưởng cao
- Mở ra cơ hội được đề bạt vị trí cao hơn trong tương lai
Tất cả những kỹ năng đó sẽ là bàn đạp cho họ có một công việc tốt hơn sau này, ví dụ sales manager. Nếu 1 TDV quản lý tốt địa bàn, khách hàng, phối hợp tốt với thành viên trong nhóm hay MKT, sau này khi là quản lý sales bạn ấy có khả năng lead team cũng như quản lý địa bàn hay công việc tốt vì bạn được tôi rèn kỹ năng quản lý cũng như khả năng xây dựng quan hệ khi bạn làm TDV
Mọi thứ không tự nhiên mà có, thành công không tự nhiên mà có. Tất cả đều do sự nỗ lực của bản thân một cách có phương pháp và chiến lược.
- Vì vậy:
Việc tìm cho mình người đồng hành và định hướng giúp mình trên mỗi chặng đường, đặc biệt là chặng đường đầu tiên đặt nền móng của sự nghiệp của bạn sau này là vô cùng quan trọng. Đó có thể là sếp trực tiếp của bạn, có thể là bậc tiền bối thành công, cũng có thể là 1 trung tâm đào tạo chuyên nghiệp nơi có những “người Thầy” giỏi giang và tâm huyết.