Ngành quản lý nguồn nhân lực là một trong những ngành đang có nhiều tiềm năng. Với triển vọng chuyên nghiệp hóa bộ phận quản lý từ đó, nâng cao chất lượng và năng suất lao động của cả tập thể, quản trị nhân lực đang dần đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ về ngành này nhé!
1. Ngành quản trị nguồn nhân lực là gì?
Theo giáo sư Felix Migro:
“Quản trị nhân lực là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể”.
Ngành quản lý nguồn nhân lực đề cập đến các góc độ:
- Tổ chức quá trình lao động: theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra quá trình lao động
- Các chức năng cơ bản của quá trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động
- Hoạt động của quản trị: tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu chung của ngành quản trị nhân lực: thúc đầy cá nhân đóng góp có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp, tổ chức, cố gắng đạt mục tiêu về xã hội đồng thời đạt mục tiêu cá nhân mỗi người.
Chính vì vậy, việc thu hút, đào tạo, tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp những có năng lực, phẩm chất phù hợp với vị trí, đồng thời giám sát, lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với luật lao động và việc làm… chính là nhiệm vụ hàng đầu của những nhà quản trị.
2. Nội dung chương trình học
Ngành quản trị nhân lực tập trung đào tạo những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cần thiết để thực hành nghề nghiệp quản trị nhân sự.
Kiến thức
- Kiến thức về quản lý nhân lực
- Kiến thức về hoạch định để thực hiện thu hút nhân lực
- Kiến thức về các phương pháp đãi ngộ, tạo động lực cho nhân viên
- Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; nắm bắt mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, giao tiếp chuyên nghiệp
- Kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp như quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị văn phòng, quản trị vận hành, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, khởi nghiệp… để điều hành, quản lý hành chính, nhân sự, thực hiện các chính sách lao động.
Kỹ năng
Ngoài những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, các trường Đại học cũng chú trọng việc tạo cơ hội để Sinh viên thực tập, cọ xát với thực tế:
- Thực hành, vận dụng những kiến thức đã học, rèn luyện những kỹ năng chuyên ngành quản trị nhân lực là gì như: kỹ năng tuyển dụng nhân sự hiệu quả, kỹ năng quản lý con người,…
- Những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc từ cơ bản đến nâng cao, nhằm tăng giá trị mỗi cá nhân: kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, nghệ thuật lãnh đạo,….
- Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, xu hướng quốc tế hóa, kỹ năng ngoại ngữ được đặc biệt được các trường đào tạo chú trọng.
Ngoài những môn học chính quy do trường đề ra, sinh viên cũng có thể tham gia các chuyên đề, hội thảo liên quan đến ngành nghề để học tập thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm.
Phẩm chất
Ngành Quản trị nhân lực yêu cầu bạn cần hội tụ nhiều tố chất bao gồm:
- Có tầm nhìn chiến lược: Để làm quản trị nhân sự, bạn phải có tầm nhìn bao quát mọi mặt, mọi lĩnh vực trong công ty. Không ngừng tìm tòi, khám phá những cái mới, hiện đại để áp dụng hiệu quả.
- Đánh giá và định hướng đúng năng lực cũng như khả năng của nhân viên, để biết cách đào tạo, phát huy điểm mạnh.
- Tận tâm với công việc: Cống hiến hết mình, không quản ngại khó khăn, đưa ra những chính sách hợp lý nhất.
- Biết lắng nghe, thấu hiểu: Biết đặt mình vào vị trí của người lao động, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Theo HR Best Choice – Công ty vận hành bộ máy nhân sự thì cứ khoảng 100 nhân lực sẽ cần 1 nhà quản trị nhân lực. Tại Việt Nam hiện nay, đang có khoảng 758.610 doanh nghiệp và nhu cầu nhà quản trị nhân lực là khoảng 10.000 người
Sinh viên ngành Quản trị nhân lực sau khi ra trường, nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của ngành quản trị nhân lực sẽ có thể làm việc tại: Phòng nhân sự, Phòng tổ chức – hành chính với nhiều vị trí như:
- Hành chính nhân sự: thu thập, quản lý, sắp xếp các văn bản, tài liệu, hồ sơ; lưu trữ các thông tin nhân sự; xây dựng kế hoạch tuyển dụng hành chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp; …
- Quản lý nhân sự: lập kế hoạch phát triển các quy trình và hỗ trợ doanh nghiệp đạt mục tiêu; dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc cho nhân sự, quản lý; khai thác, phân công và sử dụng nguồn nhân sự sao cho hiệu quả
- Quản lý đào tạo nhân sự: phối hợp hỗ trợ các bộ phận khác thực hiện công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân như xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo, dự trù kinh phí,..
- Chuyên viên tuyển dụng: Thực hiện các công việc liên quan đến vấn đề tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn, đánh giá, sắp xếp công việc cho người được tuyển dụng.
- Chuyên viên chính sách đãi ngộ, chuyên viên lương: Chịu trách nhiệm quản lý về các chinh sách đãi ngộ, lương cho toàn thể nhân viên.
- Hoạch định nhân sự, đào tạo nhân sự: Lên kế hoạch hoạch định nhân sự và đào tạo nhân sự mới cũng như phân bổ hợp lý theo năng lực công việc.
- Quản lý đào tạo : Làm quản lý đào tạo cho các công ty chuyên về đào tạo nhân sự, và tư vấn nhân sự. Đào tạo nhân viên mới giúp họ định hướng đúng và phát huy được thế mạnh của mình.
- Chuyên viên quản lý nội dung các trang tin tuyển dụng.
4. Mức lương của ngành Quản trị nhân lực
- Sinh viên mới ra trường ngành quản trị nhân lực có thể nhận mức lương khởi điểm từ 5-8 triệu/tháng.·
- Chuyên viên nhân sự tổng hợp giao động từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng. Với mức kinh nghiệm từ 2 – 5 năm tùy theo quy chính sách của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Giám sát nhân sự tầm trung khoảng 10 – 20 triệu đồng/ tháng.
- Trưởng phòng tiền lương, cử nhân trỡ lên, có kinh nghệm 8-12 năm có mức lương 20-40 triệu đồng/ tháng.
- Phó phòng nhân sự, kinh nghiệm 3-6 năm: 12-30 triệu/tháng.
- Trưởng phòng nhân sự – người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề tuyển dụng, đào tạo nhân lực có mức lương trung bình từ 15 – 45 triệu đồng/ tháng.
- Giám đốc nhân sự là vị trí quản lý cao nhất của ngành quản trị nhân sự. Mức lương của quản lý nhân sự ở vị trí này giao động từ 30 – 100 triệu đồng/tháng.
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng và chuyên nghiệp hoá công tác quản lý nguồn nhân lực nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngành quản lý nguồn nhân lực. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay lập tức!